Những tấm lòng vàng 22.7.2022
Thông tin một đội bóng Ả Rập Xê Út hỏi mua chân sút Nguyễn Xuân Son với giá 3 triệu USD (khoảng 70 tỉ đồng) gây xôn xao dư luận. Không chỉ bởi cách CLB Nam Định và Xuân Son từ chối lời mời kếch xù ấy, mà còn nằm ở chỗ đây là lần hiếm hoi một cầu thủ VN (tính cả cầu thủ bản địa và nhập tịch) được đội bóng nước ngoài hỏi mua.Bóng đá VN từng có nhiều trường hợp xuất ngoại, tuy nhiên phần lớn đi theo con đường cho mượn (Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng, Văn Hậu), hoặc miễn phí (tức là sang đội bóng mới khi đã hết hợp đồng với đội bóng chủ quản như Quang Hải, Công Phượng). Cầu thủ hiếm hoi được một đội bóng nước ngoài bỏ tiền mua hợp đồng là trường hợp của Văn Lâm. Tháng 1.2019, đại diện Thái Lan bỏ ra 500.000 USD (khoảng 12 tỉ đồng) để mua lại 1 năm hợp đồng của Văn Lâm với CLB Hải Phòng, nhờ vậy chiêu mộ thành công thủ môn sinh năm 1993. Như vậy có thể hiểu mức phí chuyển nhượng của Văn Lâm là 500.000 USD.Chuyện một đội bóng phải trả tiền cho đội khác để sở hữu cầu thủ là chuyện thường tình trên thế giới, ở những nền bóng đá phát triển. Dù vậy, bóng đá VN không vận hành theo cách này. Thông thường một CLB sẽ đợi cầu thủ mà họ muốn sở hữu hết hạn hợp đồng với CLB chủ quản. Sau đó, họ ký hợp đồng theo dạng miễn phí, rồi trả cho cầu thủ một khoản tiền gọi là mức phí hợp đồng (trước đây gọi là tiền lót tay). Mức phí hợp đồng này hoàn toàn không phụ thuộc vào bất cứ cơ sở định giá nào, mà dựa trên ý muốn của đội bóng muốn sở hữu và cá nhân cầu thủ. Bởi vậy, V-League từng chứng kiến những cầu thủ nhận tới chục tỉ đồng lót tay (có thể từ vài trăm nghìn đến cả triệu USD). Đội mua trực tiếp trả tiền cho cầu thủ, còn đội bán không nhận được tiền chuyển nhượng.V-League cũng từng chứng kiến những thương vụ đội mua trả tiền cho đội bán, như CLB Thanh Hóa từng bỏ tiền cho HAGL để chiêu mộ Lê Phạm Thành Long. Song đây là ngoại lệ hiếm hoi. Bóng đá VN không hoạt động theo quy luật mua bán bình thường. Điều đó khiến định giá cầu thủ VN trở nên khó khăn, bởi rất ít CLB thực sự trả tiền cho đối tác để mua cầu thủ.Theo định giá của Transfermarkt, Xuân Son là cầu thủ VN được định giá cao nhất V-League với 700.000 euro (18 tỉ đồng); đứng thứ hai là Nguyễn Filip với 500.000 euro (13 tỉ đồng); thứ ba là Tuấn Hải với 400.000 euro (10,5 tỉ đồng); xếp sau có Việt Anh, Quang Hải và Tiến Linh cùng có giá 350.000 euro (9,1 tỉ đồng).Dù vậy, như đã phân tích ở trên, đây hoàn toàn là định giá trên giấy tờ. Khi chuyển nhượng, VN còn hoạt động theo cách đặc thù và không có hoạt động mua bán thực sự tồn tại giữa hai đội bóng, giá trị cầu thủ sẽ mãi là ảo. Bởi không ai có thể biết cần chi bao nhiêu tiền để thuyết phục CLB Hà Nội bán Tuấn Hải, hay để mua Quang Hải từ CLB Công an Hà Nội. Đây là trở ngại lớn, khiến các đội bóng nước ngoài dè dặt khi tiếp cận cầu thủ VN. Phần lớn chọn cách chờ đợi cầu thủ VN mãn hạn hợp đồng rồi mới đặt vấn đề tuyển mộ, như trường hợp Pau FC chiêu mộ Quang Hải.Tuy nhiên, cái hại lớn hơn nằm ở chỗ: các CLB không thể kiếm tiền nhờ hoạt động chuyển nhượng, trong khi đây là nguồn thu quan trọng với các đội bóng ở những nền bóng đá phát triển. Ví dụ, CLB Hà Nội đào tạo nhiều cầu thủ giỏi, nhưng sẽ thu lại bao nhiêu tiền từ việc bán nhân tài? Đây cũng là nguyên nhân mà phần lớn (nếu không muốn nói là tất cả) các đội VN lâu nay sống nhờ "bầu sữa" doanh nghiệp hoặc ngân sách tỉnh. Còn tiền thu lại từ bản quyền truyền hình, chuyển nhượng… chỉ là muối bỏ biển. Do đó, hầu hết các đội không có tiền để tái đầu tư cho đào tạo trẻ, sân bãi, cơ sở vật chất.Mối quan hệ "xin - cho" một chiều khiến sự tồn tại của bóng đá VN xưa nay chỉ phụ thuộc vào túi tiền và cảm hứng của các ông bầu. Doanh nghiệp buông thì trả về tỉnh, còn tỉnh không nhận thì giải thể. Bao nhiêu đội bóng đã đến rồi đi chớp nhoáng, chỉ vì doanh nghiệp hết tiền hoặc chán bóng đá. Nền bóng đá như vậy có đủ vững để đội tuyển VN tiến xa?Học cách phối đồ từ 3 ulzzang xứ Hàn này, phong cách của nàng sẽ thăng hạng
Trái ngược với doanh số bùng nổ ở giai đoạn cuối năm 2024, bước sang tháng 1.2025, phân khúc SUV 7 chỗ tại Việt Nam bất ngờ "quay đầu" giảm mạnh, khi tất cả mẫu mã đang phân phối đều ghi nhận lượng xe bán ra giảm khá mạnh.Theo đó, số liệu thống kê mới nhất từ báo cáo bán hàng vừa được Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố cho thấy, khép lại tháng qua, nhóm xe SUV 7 chỗ khung gầm rời chỉ đạt doanh số cộng dồn 534 xe, giảm gần 1.000 xe, tương đương hơn 63% so với tháng liền trước.Đáng chú ý, đây là một trong những phân khúc ô tô chứng kiến lượng xe bán ra giảm mạnh nhất thị trường. Mặc dù vậy, kết quả trên cũng không quá bất ngờ. Bởi sau giai đoạn "cao điểm" trước Tết Nguyên đán, thị trường ô tô Việt Nam thường rơi vào giai đoạn ảm đạm do nhu cầu mua sắm xe của người dân giảm mạnh.Ở cuộc đua nội bộ phân khúc SUV 7 chỗ, các vị trí trên bảng xếp hạng doanh số tháng 1.2025 không có nhiều xáo trộn lớn. Ford Everest như thường lệ vẫn dẫn đầu phân khúc, dù lượng xe bàn giao đến tay khách hàng tháng qua chỉ đạt 300 xe, giảm hơn 600 xe, tương đương gần 64% so với thời điểm cuối năm ngoái.Thực tế, chính sự sa sút đột ngột của mẫu xe nhà Ford mới là nguyên nhân khiến kết quả bán hàng chung của toàn phân khúc SUV 7 chỗ tại Việt Nam tháng đầu năm nay bị kéo lùi. Bởi các tháng trước đó, Everest vẫn đều đóng góp đến hơn 70% thị phần.Ở vị trí thứ hai, Toyota Fotuner bán ra 191 xe trong tháng 1. Doanh số này giảm cũng khá mạnh (204 xe, tương đương gần 52%) so với tháng 12.2024. Kết quả này khiến Fortuner bỏ qua cơ hội dẫn đầu bảng xếp hạng doanh số phân khúc, sau cú "xảy chân" bất ngờ của chính đối thủ Everest.Ở nhóm còn lại, cả hai mẫu xe gồm Isuzu mu-X và Mitsubishi Pajero Sport cũng ghi nhận lượng xe bán ra giảm sút. Tuy nhiên, bất ngờ nhỏ đã xảy ra khi Isuzu mu-X với lượng xe bán ra đạt 26 chiếc trong tháng đầu năm đã leo lên vị trí thứ 3, đẩy "đồng hương" Pajero Sport xuống đáy bảng xếp hạng.Mẫu xe của Mitsubishi cả tháng 1 chỉ đạt doanh số vỏn vẹn 17 xe, giảm 68 xe (tương đương đến 80%) so với tháng cuối năm ngoái.Năm 2025, nhiều chuyên gia trong ngành ô tô Việt Nam nhận định, cuộc đua doanh số ở nhóm xe này sẽ khó có sự xáo trộn, khi không có thêm mẫu mã mới. Ford Everest nhiều khả năng vẫn sẽ áp đảo các đối thủ và nắm giữ phần lớn miếng bánh thị phần. Số liệu từ VAMA cho thấy, năm 2024 vừa qua, riêng mẫu SUV 7 chỗ đến từ Mỹ đã đóng góp đến gần 11.000 xe trên tổng khoảng 15.000 xe của toàn phân khúc, chiếm đến khoảng 70%.
Phẫn nộ xe buýt lấn làn, dừng đèn đỏ kiểu ‘không giống ai’
Ngày 11.12, ông Phan Tiến Lâm, Hiệu trưởng Trường tiểu học số 1 Quảng Phúc (P.Quảng Phúc, TX.Ba Đồn, Quảng Bình), cho biết sau 8 ngày dạy và học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, mới chỉ có 1 học sinh (HS) lớp 2 của điểm trường lẻ Tân Mỹ đến điểm trường chính để tiếp tục học tập.UBND P.Quảng Phúc cho hay chính quyền địa phương đã lập 6 tổ, với hơn 40 người gồm lực lượng công an, biên phòng, cán bộ phụ nữ, cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, tổ dân phố cùng giáo viên chủ nhiệm đến từng nhà tuyên truyền vận động, giải thích cho phụ huynh hiểu, đưa con em đến trường theo đúng lịch trình. Riêng đối với các phụ huynh lớn tuổi, ốm đau, địa phương sẵn sàng bố trí lực lượng đưa đón HS… Tuy nhiên, trong số 154 em HS không đến điểm trường chính để học sau tết, hiện chỉ có 1 HS được các tổ công tác thuyết phục.Ông Đinh Thiếu Sơn, Chủ tịch UBND TX.Ba Đồn, cho biết đã có văn bản gửi địa phương yêu cầu cam kết giữ nguyên hiện trạng điểm trường lẻ Tân Mỹ (đang xuống cấp, phải đóng cửa); khi bố trí được nguồn kinh phí, có nhà đầu tư quan tâm hoặc xã hội hóa thì sẽ cho triển khai xây mới ngay.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, từ sau Tết Nguyên đán, hơn 150 HS Trường tiểu học số 1 Quảng Phúc vẫn không vào lớp. Đây là số HS ở điểm lẻ Tân Mỹ (Trường tiểu học số 1 Quảng Phúc). Các em được các phụ huynh đưa đến trường nhưng chỉ đứng ngoài sân do điểm trường này đã đóng cửa (để chuyển toàn bộ HS lên học ở điểm trường chính cách đó khoảng 2 km). Phụ huynh đều biết việc điểm trường này đã đóng cửa nhưng họ phản đối chủ trương này.Theo ngành giáo dục và chính quyền địa phương, nguyên nhân tạm đóng cửa điểm lẻ Tân Mỹ trong tháng 1.2025 do trường xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn cho việc dạy và học.
Chiều 3.1, Công an TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) triệu tập Đặng Bá Hợi (40 tuổi) và Nguyễn Đình Cầm (39 tuổi, cùng ngụ H.Thạch Hà, Hà Tĩnh) để làm rõ vụ chặn xe du lịch, hành hung tài xế và nữ giáo viên giữa giao lộ, gây cản trở giao thông.Cụ thể, khoảng 11 giờ 25 cùng ngày, cho rằng tài xế xe du lịch biển số 51B-206.96 chạy lấn xe của mình, Hợi và Cầm lái xe tải biển số 62C-004.56 chặn chiếc xe này ngay giao lộ trước Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng (ngã tư Kim Cúc), P.3, TP.Đà Lạt.Lúc này trên xe du lịch đang chở đoàn giáo viên, học sinh của một trường THCS ở TP.HCM đến tham quan du lịch tại TP.Đà Lạt. Khi tài xế xe du lịch vừa bước xuống, Hợi và Cầm dùng tay đánh vào vùng mặt, đầu người tài xế. Vụ việc xảy ra trong giờ cao điểm nên gây ùn tắc giao thông tại giao lộ cửa ngõ TP.Đà Lạt.Một nữ giáo viên và hướng dẫn viên trên xe du lịch bước xuống can ngăn, bị Cầm đấm vào vùng mặt. Hậu quả, tài xế xe du lịch bị chấn thương ở vùng đầu, mặt, xây xát đầu gối trái; còn nữ giáo viên bị bầm tím gò má bên phải.Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Công an TP.Đà Lạt nhanh chóng vào cuộc điều tra và xác định danh tính hai người đàn ông lái xe tải có hành vi côn đồ nói trên là Đặng Bá Hợi và Nguyễn Đình Cầm. Vụ việc đang được cơ quan chức năng làm rõ, xử lý nghiêm.Thời gian gần đây, tại các địa phương, liên tục xảy ra những vụ việc hành hung người đi đường. Công an các địa phương đã nhanh chóng vào cuộc điều tra, làm rõ và xử lý rất nghiêm. Tuy nhiên, vẫn còn những trường hợp hành xử kiểu côn đồ, xâm hại cơ thể người khác chỉ vì những lý do nhỏ như va quệt khi tham gia giao thông.
Vụ 300 khách Đài Loan bị bỏ rơi ở Phú Quốc: Nợ tiền vé máy bay
Năm 2024, được sự quan tâm sâu sắc của Trung ương, Tỉnh ủy, cùng sự chỉ đạo kịp thời, hiệu quả của UBND tỉnh và sự nỗ lực của các sở, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp nên tình hình kinh tế của tỉnh Long An phục hồi rõ nét. Tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước.Ông Huỳnh Văn Quang Hùng, Giám đốc Sở Công thương Long An cho biết, kim ngạch xuất nhập khẩu 11 tháng năm 2024 của tỉnh ước đạt 11,885 tỉ USD (xuất khẩu 7,247 tỉ USD, tăng 16,77% so với cùng kỳ, đạt 96,63% kế hoạch; nhập khẩu 4,638 tỉ USD, tăng 17,36%, đạt 85,89% so với kế hoạch). Để có kết quả khả quan như vậy, năm qua, Sở Công thương Long An thường xuyên phối hợp các cơ quan thuộc Bộ Công thương, Tham tán, Thương vụ Việt Nam tại nhiều nước và các địa phương biên giới thông tin tình hình thị trường, chính sách pháp luật của các nước; Hỗ trợ doanh nghiệp (DN) tiếp cận và tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do FTA mà Việt Nam đã ký kết; Thông tin cơ hội và thách thức trong xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc; Cung cấp thông tin Hội nghị Halal - thị trường xuất khẩu mới giàu tiềm năng; Đào tạo chuyên gia FTA thế hệ mới năm 2024.Đặc biệt, UBND tỉnh Long An đã phối hợp Bộ Công thương tổ chức Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tỉnh Long An năm 2024, với sự tham gia của trên 100 DN đại biểu đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Tỉnh thường xuyên tổ chức các hoạt động hỗ trợ DN tham gia xúc tiến thương mại, kết nối giao thương phát triển thị trường; Hỗ trợ trên 650 lượt DN tham gia các sự kiện, trong đó khoảng 150 lượt DN tham gia sự kiện có yếu tố nước ngoài.Sở Công thương Long An phối hợp đón đoàn DN Đài Loan tìm hiểu dự án (DA) điện mặt trời và Tập đoàn Obayashi (Nhật Bản) tìm hiểu DA sử dụng các thiết bị sản xuất và lưu trữ hydro bằng điện mặt trời; Tiếp và làm việc với đoàn Thương vụ Việt Nam tại Singapore; Tiếp và làm việc với đoàn Cơ quan thực phẩm Singapore, khảo sát của đoàn chính quyền tỉnh Okayama (Nhật Bản) với các DN Long An; Tham dự chuỗi sự kiện "Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế"; Tổ chức đoàn tham gia xúc tiến thương mại tại Trung Quốc; Tham gia các đoàn xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại tại các nước châu Âu, Hoa Kỳ, Nam Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…Song song đó, Sở Công thương Long An đẩy mạnh xúc tiến thương mại chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử, nhất là hỗ trợ DN tham gia các sàn thương mại điện tử uy tín trong nước, sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Alibaba, Amazon.Cũng theo ông Quang Hùng, tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng của Long An ước đạt 10,95%. Tăng trưởng tập trung ở những ngành công nghiệp chủ đạo như: sản xuất trang phục tăng 47,29%, giấy và sản phẩm từ giấy tăng 24,26%, thiết bị điện tăng 19,68%, kim loại đúc sẵn tăng 18,8%, hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 15,99%… Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2024 tăng 10,5%, đáng chú ý trong đó sản phẩm thiết bị bán dẫn tăng đến 88,5%.Trong năm 2024, Long An đã khởi công nhiều DA công nghiệp, thương mại có vốn đầu tư lớn, như: Nhà máy nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam, Trung tâm thương mại AEON ở TP.Tân An; Nhà máy hoàn thiện sản phẩm dệt Thái Tuấn…Các chỉ số thu hút đầu tư của Long An tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể, năm 2024 tỉnh thành lập mới 2.302 DN với tổng vốn đăng ký 23.233 tỉ đồng (tăng 6,5%). Đến nay, toàn tỉnh có 19.515 DN đăng ký hoạt động với tổng vốn 392.709 tỉ đồng. Hộ kinh doanh cá thể đăng ký thành lập mới 6.919 hộ, với số vốn 1.906,6 tỉ đồng; tổng số hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh 87.791 hộ. Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 57 DA trong nước với tổng vốn đăng ký mới là 175.313 tỉ đồng (tăng gần 90.137 tỉ đồng so với năm 2023). Đến nay, Long An có 2.250 DA với số vốn đăng ký 474.578,3 tỉ đồng. Về thu hút đầu tư nước ngoài, năm 2024, Long An cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 104 DA, vốn đầu tư cấp mới 507,83 triệu USD. Đến nay, tỉnh có 1.377 DA, tổng vốn đầu tư đăng ký 12,6 tỉ USD, trong đó có 635 DA đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư 4,213 tỉ USD.Long An hiện có 44 khu - cụm công nghiệp đủ điều kiện tiếp nhận đầu tư với tổng diện tích 7.100 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 75%; Còn hơn 800 ha đất trong các khu - cụm công nghiệp sẵn sàng cung cấp cho nhà đầu tư.Còn hơn 800 ha đất trong các khu - cụm công nghiệp sẵn sàng cung cấp cho nhà đầu tư, giá thuê dao động từ 150 - 275 USD/m²/chu kỳ.Với "đòn bẩy" là phát triển hạ tầng giao thông kết nối các đô thị trung tâm và các khu vực kinh tế trong tỉnh, liên tỉnh, liên vùng, kết hợp các chính sách thu hút đầu tư hiệu quả cao…, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Long An năm 2024 đạt khoảng 8,3%, đứng thứ 3 vùng ĐBSCL. Cơ cấu nền kinh tế tiếp tục duy trì theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa với khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 15,82% GRDP; công nghiệp và xây dựng chiếm 52%; dịch vụ chiếm 26,4%. Tổng thu ngân sách hơn 25.000 tỉ đồng. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 đứng thứ 2/63; Chỉ số Xanh cấp tỉnh PGI 2023 có sự đột phá khi tăng đến 16 bậc so với năm 2022 và đứng ở vị trí thứ 12 tỉnh, thành trong cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực lớn của lãnh đạo tỉnh Long An trong việc cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường bền vững, phát triển nền kinh tế xanh.